10 cách để cân bằng nội tiết tố tự nhiên
Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp giúp cân bằng nội tiết tố tự nhiên...
Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Dưới đây là 10 cách để cân bằng nội tiết tố tự nhiên
1. Ăn nhiều chất béo lành mạnh
Ăn nhiều loại thực phẩm giàu axit béo lành mạnh là chìa khóa để duy trì nội tiết tố của bạn.
Cơ thể bạn cần nhiều loại chất béo để tạo ra kích thích tố, bao gồm cả chất béo bão hòa và cholesterol. Những chất béo thiết yếu này không chỉ thúc đẩy sản xuất hormone, mà còn hạn chế viêm nhiễm, thúc đẩy sự trao đổi chất và giảm cân. Các chất béo lành mạnh như: dầu dừa, quả bơ, chế phẩm bơ từ động vật ăn cỏ và cá hồi tự nhiên.
Các món ăn chế biến từ dừa có tác dụng chống vi khuẩn và đốt cháy chất béo tích tụ trong cơ thể.
Quả bơ có lợi ích cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm viêm nhiễm, kiểm soát sự thèm ăn và góp phần cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng như potassum.
Cá hồi cũng rất ấn tượng với bảng hàm lượng dinh dưỡng vì là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất axit béo omega-3 – một thành phần được biết đến trong việc giảm viêm và hỗ trợ các chức năng nhận thức.
2. Bổ sung các loại thảo mộc giúp tăng cường năng lượng và khả năng phục hồi cơ thể - Adaptogen
Khái niệm adaptogen được biết đến đầu tiên bởi dược sỹ người Liên Xô cũ Lazarev năm 1947, sau đó được mô tả “Là những sản phẩm được chuyển hóa (có nguồn gốc tự nhiên) làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể với yếu tố môi trường và tránh những tổn thất do các yếu tố này mang lại”.
Y học hiện đại đã tìm thấy nhiều bằng chứng chứng minh rằng adaptogen mang lại lợi ích tích cực và có thể an toàn khi sử dụng lâu dài. Nhưng để được coi là một adaptogen phải đảm bảo được những tiêu chí như: không độc hại cho người sử dụng; ảnh hưởng tốt tới toàn bộ cơ thể; tạo ra một trạng thái cân bằng/nội cân bằng, giảm tác hại của stress; bình thường hóa các hệ thống cơ thể và hỗ trợ tình trạng chống oxy hóa tối ưu.
Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch và chống stress, nghiên cứu cho thấy rằng các adapotogens khác nhau - chẳng hạn như các loại nấm dược liệu, nhân sâm, lá chè, cam thảo, sâm Ấn Độ, hoàng kỳ… có thể:
- Cải thiện chức năng tuyến giáp
- Cholesterol thấp hơn một cách tự nhiên
- Giảm lo âu và trầm cảm
- Giảm thoái hóa tế bào não
- Ổn định lượng đường trong máu và mức insulin
- Hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận
3. Cân bằng Omega-3 và Omega-6
Từ đầu thế kỷ 20, việc chuyển sang sử dụng các loại chất béo có Omega-3 thay bằng lượng các axit béo Omega-6 trong khẩu phần ăn của chúng ta đã tăng vọt. Bởi vì mọi người đã không còn tăng cường lượng thực phẩm có omega-3 trong thời gian này, mà thay thế bằng lượng thực phẩm chứa omega-6 nên đã tạo nên một sự “tấn công” của bệnh viêm nhiễm mãn tính quét qua xã hội chúng ta. Chính sự thiếu cân bằng giữa các axit béo trong chế độ ăn là lý do chính gây nên hiện tượng này.
Axit béo Omega-3 là một thành phần quan trọng của tế bào màng não và rất quan trọng đối với việc truyền tín hiệu đến các tế bào trong não. Nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 giúp bảo vệ chống lại sự mất tế bào thần kinh vùng đồi thị và làm giảm phản ứng gây viêm.
Một nghiên cứu khác từ Đại học bang Pennsylvania cho thấy cách nhảy tỷ lệ 1:1 giữa omega-3/omega-6 (tỷ lệ vàng của cơ thể) vọt lên tỷ lệ từ 10:1 đến 20:1 giữa 2 axit béo này là một trong những yếu tố dinh dưỡng chính gây ra nhiều bệnh ở Mỹ. Các loại dầu thực vật có chứa omega-6 như hướng dương, ngô, cải dầu, đậu tương và đậu phộng nên được giảm tối đa và thay thế bằng nguồn omega-3 thiên nhiên như cá tự nhiên, hạt lanh, hạt Chia, quả óc chó và các sản phẩm động vật chăn nuôi bằng cỏ.
Thực phẩm chức năng đang được ưa chuộng tin dùng: viên uống trắng da
4. Cải thiện và chữa lành các hội chứng tiêu hóa kém
Chứng ruột rò rỉ không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn gây ra các vấn đề nội tiết tố. Vấn đề tiêu hóa đã được chứng minh có liên quan tới việc kích thích các phản ứng tự miễn dịch, bao gồm rối loạn viêm khớp và tuyến giáp.
Khi các hạt thức ăn không tiêu, ví dụ như gluten, rò rỉ qua đường ruột của bạn vào máu, nó gây ra viêm nhiễm và có tác động đến toàn bộ cơ thể - đặc biệt là các tuyến (như tuyến giáp chẳng hạn) rất dễ bị viêm nhiễm cao. Hầu hết những người mắc hội chứng ruột bị rò rỉ thường thiếu hụt chế phẩm sinh học trong ruột. Probiotics là những vi khuẩn lành mạnh có thể cải thiện sản xuất và điều tiết hormone quan trọng như insulin, ghrelin và leptin của bạn.
Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa như: thực phẩm qua chế biến, gluten, đường và thay bằng các loại thực phẩm hàng đầu bổ sung hỗ trợ chữa bệnh ruột bị rò rỉ như: nước dùng xương, rau lên men, thực phẩm nhiều chất xơ như rau quả và hạt nảy mầm. Ngoài ra, bổ sung các enzym tiêu hóa và chế phẩm sinh học có thể giúp cải thiện màng ruột của bạn, do đó có thể cân bằng hormone.
5. Loại bỏ các sản phẩm độc hại lưu giữ trong bếp, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể hóa dược
Một cách khác để loại bỏ độc tố trong cơ thể của bạn là tránh dùng các sản phẩm chăm sóc cơ thể thông thường được sản xuất bằng hóa chất có khả năng gây hại như DEA, parabens, propylene glycol và sodium lauryl sulfate. Tốt hơn là sử dụng các sản phẩm tự nhiên với các thành phần như tinh dầu, dầu dừa, bơ hạt mỡ và dầu thầu dầu.
Một điều cần xem xét nữa là việc bạn sử dụng các chai nhựa và lon nhôm. Tốt hơn là thay thế bằng các vật chứa là thép không gỉ và thủy tinh. Một lưu ý khác là nên sớm thay thế các loại chảo chống dính phủ teflon bằng chảo thép không gỉ, gốm hoặc gang. Đây có thể làm nên một sự khác biệt lớn khi bạn không lường được hóa chất ngấm vào thức ăn mà bạn chuẩn bị.
6. Tập thể dục
Một trong các hoạt động tốt nhất làm tăng sức khỏe của bạn là cường độ luyện tập thể dục thể thao. Tập thể dục nói chung là rất tốt cho việc cân bằng hormone vì nó làm giảm viêm, có thể giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, làm giảm căng thẳng, giúp điều chỉnh sự thèm ăn của bạn và hỗ trợ giấc ngủ.
Thể dục thể thao giúp tăng lượng endorphins, testosterone, hormone tăng trưởng hoặc insulin đồng thời có thể giúp cơ thể bạn điều tiết sản xuất và sử dụng các loại hormone. Tập thể dục cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, cho phép các tế bào đào thải glucose (làm giảm insulin), bảo vệ bạn khỏi bệnh trầm cảm và giữ cho bạn tỉnh táo hơn mà không cần caffeine.
Đối với những người có sự mất cân bằng nội tiết tố, không nên quá lạm dụng tập thể dục với cường độ cao. Nên tập trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 20 phút mỗi ba lần một tuần). Hãy nhớ rằng mỗi bài tập có thể tối ưu với người này nhưng lại không tốt với người khác.
7. Giảm stress và ngủ đủ
Ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm là điều lý tưởng. Thiếu ngủ hoặc gây rối nhịp sinh học tự nhiên của bạn có thể là một trong những thói quen tệ hại nhất góp phần vào sự mất cân bằng hormone bởi vì hormone trong cơ thể của bạn làm việc theo một lịch trình có sẵn. Ví dụ như Cortisol – một thành phần chủ chốt của “hormone stress” - được quy định vào lúc nửa đêm.
Do đó, những người đi ngủ muộn không bao giờ thực sự được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ, sử dụng lâu dài các corticosteroid và căng thẳng mãn tính là ba trong số những đóng góp lớn nhất cho mức cortisol cao.
Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Ấn Độ tuyên bố rằng "Căng thẳng có thể dẫn đến những thay đổi trong mức độ huyết thanh của nhiều hormone bao gồm glucocorticoid, catecholamin, hormon tăng trưởng và prolactin".
Giấc ngủ giúp giữ cân bằng hoóc môn stress, xây dựng năng lượng và cho phép cơ thể phục hồi đúng cách. Căng thẳng quá mức và mất ngủ có liên quan với mức độ cao của cortisol buổi sáng, giảm khả năng miễn dịch, rắc rối với hiệu suất làm việc và nhạy cảm cao hơn dẫn đến lo lắng, tăng cân và trầm cảm. Để tối đa hóa chức năng nội tiết tố, cố gắng đi ngủ lúc 10 giờ đêm và tạo chu kỳ ngủ-thức đúng giờ.
8. Bỏ thói quen uống rượu và Caffeine
Caffeine dùng một lượng vừa phải có thể là tốt cho một số người, nhưng uống quá nhiều caffein dẫn đến ngủ không đủ giấc. Caffeine, chất mà có thể ở lại trong cơ thể bạn tận sáu tiếng, là một chất hóa học ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (CNS) và làm tăng nhịp tim; làm tăng sự tỉnh táo và thay đổi cách thức bộ não của bạn sản xuất hormone.
Lý tưởng nhất là bạn chuyển sang uống Matcha hoặc trà xanh nếu cần tỉnh táo làm việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tiêu thụ lâu dài đồ uống có chứa caffeine như cà phê và trà xanh có liên quan với giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.
Một bước quan trọng là phải xem xét việc uống rượu của bạn, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan. Uống rượu thường xuyên có thể “đóng góp cho sự thống trị” estrogen – chất có can thiệp vào chức năng tuyến tụy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, testosterone thấp, gây lo lắng và suy dinh dưỡng. Gan rất quan trọng đối với sự cân bằng hormon và hơn 500 chức năng khác nhau trong cơ thể!
9. Bổ sung Vitamin D3
Theo một bài báo từ tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, vai trò của vitamin D3 trong việc thúc đẩy sức khỏe là rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng vitamin D có tác động và ảnh hưởng đến "hệ thống miễn dịch thích ứng, hệ thống miễn dịch bẩm sinh, sự tiết insulin của tế bào β tụy, huyết áp, não bộ và phát triển của thai nhi."
Vitamin D gần như đóng vai trò như một hormone trong cơ thể và có ý nghĩa quan trọng cho việc giữ mức viêm thấp. Đây là lý do tại sao những người sống trong các vùng tối thường bị trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác theo mùa, trừ khi họ bổ sung vitamin D. Ánh nắng mặt trời thực sự là cách tốt nhất để tối ưu hóa mức độ vitamin D. Hầu hết mọi người nên bổ sung với khoảng 2.000 IU đến 5.000 IU vitamin D3 mỗi ngày nếu họ sống trong vùng tối, trong mùa đông.
10. Thuốc tránh thai
Một viên thuốc nhỏ, đơn giản nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng. Lời khuyên là nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác để ngăn ngừa mang thai. Nghiên cứu cho thấy những rủi ro của việc sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là trong thời gian dài, có thể gây:
- Chảy máu giữa chu kỳ
- Tăng nguy cơ ung thư vú
- Tăng nguy cơ chảy máu tử cung, quá trình đông máu, đau tim và đột quỵ
- Đau nửa đầu
- Tăng huyết áp
- Tăng cân
- Thay đổi tâm trạng
- Buồn nôn
- Các khối u gan lành tính
- Đau vú
(nguồn: theo Dr Axe)
Xem thêm